-
- Assign a menu in Theme Options > Menus WooCommerce not Found
- Newsletter
(Kindnessgroup.vn) – Tuyển dụng nhân sự là quá trình không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển một tổ chức thành công. Để tìm kiếm và thu hút những ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và tiềm năng phù hợp với vị trí công việc luôn đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy tuyển dụng nhân sự là gì? Quy trình các bước tuyển dụng nhân sự hiệu quả và chất lượng nhất?
Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí công việc nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau. Quá trình này có thể bao gồm việc xác định nhu cầu nhân sự, tìm kiếm ứng viên, chọn lọc hồ sơ, tiến hành phỏng vấn và chọn ra nhân sự phù hợp để gia nhập và làm việc cho tổ chức.
Quá trình tuyển dụng nhân sự thường được bắt đầu từ nhu cầu mở rộng, bổ sung hoặc thay thế nguồn nhân lực hiện tại trong doanh nghiệp, khi tổ chức không đáp ứng đủ yêu cầu công việc hoặc khi có sự phát triển và mở rộng mới.
Có thể chia quá trình tuyển dụng nhân sự thành hai giai đoạn chính là tuyển mộ nhân lực và tuyển chọn nhân lực. Dưới đây là sự khác nhau giữa hai giai đoạn:
Đối với doanh nghiệp:
Đối với người lao động:
Đối với thị trường lao động:
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu tuyển dụng của mình, bao gồm việc định rõ vị trí cần tuyển, mô tả công việc, kỹ năng cần có, kinh nghiệm yêu cầu và các tiêu chí khác. Tuy nhiên để xác định rõ nhu cầu này, doanh nghiệp có thể dựa vào một số yếu tố sau:
Ví dụ: Một công ty phần mềm quyết định tuyển dụng một lập trình viên BackEnd với một số yêu cầu công việc như:
Sau khi xác định nhu cầu và vị trí cần tuyển dụng, doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm ứng viên phù hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Một số hình thức tuyển dụng nhân sự được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng như nguồn giới thiệu từ bạn bè, người thân, các trang web việc làm, mạng xã hội, dịch vụ tuyển dụng, Headhunter hoặc tìm kiếm trong các cộng đồng chuyên ngành.
Nguồn tuyển dụng nội bộ | Nguồn tuyển dụng bên ngoài | |
Ưu điểm | Tiết kiệm thời gian và nguồn lực, độ tin cậy và quen thuộc, thúc đẩy phát triển và động lực nội bộ. | Tiếp cận nguồn ứng viên đa dạng, mở rộng tầm nhìn và sự sáng tạo, điều chỉnh cho mục tiêu và yêu cầu công việc cụ thể. |
Nhược điểm | Hạn chế trong lựa chọn, rủi ro của việc thay đổi vị trí. | Tốn kém về thời gian và nguồn lực, rủi ro của việc chọn không đúng ứng viên. |
Bảng so sánh 2 nguồn tuyển dụng nội bộ & bên ngoài
Ví dụ: Tuyển dụng nhân sự cấp cao bằng cách sử dụng dịch vụ Headhunter để tìm kiếm nhân tài chất lượng. Tuyển dụng vị trí Chuyên viên qua các trang web tuyển dụng như: TopCV, VietNamWorks, CareerBuilder…
Sau khi nhận được hồ sơ ứng viên, doanh nghiệp tiến hành sàng lọc để lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu công việc. Quá trình này bao gồm việc xem xét hồ sơ, kiểm tra kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hoặc ứng dụng công nghệ hỗ trợ nhà quản lý sàng lọc và phân loại hồ sơ một cách thông minh và hiệu quả.
Ví dụ: Công ty phần mềm xem xét và sàng lọc hồ sơ ứng viên bằng phần mềm 1OFFICE HRM nhằm loại bỏ những ứng viên không đáp ứng tiêu chí kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm với công nghệ mà công ty đang sử dụng.
Các buổi phỏng vấn có thể được tiến hành qua cuộc gặp trực tiếp, video call hoặc qua điện thoại. Trong quá trình phỏng vấn, các câu nhà quản lý còn thắc mắc và chưa được giải đáp trong hồ sơ ứng viên như kỹ năng, kinh nghiệm và sự phù hợp với văn hóa công ty sẽ được đặt ra. Mục đích chính của cuộc phỏng vấn là giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên, đánh giá sự phù hợp với vị trí công việc và khả năng gắn bó lâu dài với công ty.
Một số câu hỏi có thể được đặt ra trong buổi phỏng vấn như:
Ví dụ: Công ty công nghệ tổ chức cuộc phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên đã vượt qua giai đoạn sàng lọc hồ sơ nhằm hỏi thêm về các dự án đã từng tham gia và kiểm tra test kỹ năng lập trình Java.
Sau quá trình phỏng vấn, doanh nghiệp sẽ đánh giá và so sánh các ứng viên thủ công hoặc trên phần mềm để ra quyết định tuyển dụng. Doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn ứng viên tốt nhất, phù hợp nhất với yêu cầu công việc và các tiêu chí đã đề ra. Quyết định tuyển dụng có thể là quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng hoặc cần được thông qua các cấp quản lý cao hơn trong công ty.
Ví dụ: Công ty truyền thông đánh giá các ứng viên dựa trên hiệu suất trong cuộc phỏng vấn, khả năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc và tiềm năng phát triển để lựa chọn ba ứng viên phù hợp nhất.
Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành thông báo kết quả trúng tuyển cho ứng viên qua email hoặc điện thoại đồng thời tiến hành quá trình Onboarding tại trực tiếp công ty. Quá trình này bao gồm các bước chuẩn bị cho ứng viên trước khi gia nhập, cung cấp thông tin về chính sách, quy trình và giới thiệu văn hóa công ty.
Ví dụ: Công ty giải pháp phần mềm gửi Email thư mời nhận việc với ứng viên được chọn, thông báo kết quả và cung cấp thông tin về ngày bắt đầu làm việc, các tài liệu cần thiết và quá trình đào tạo sẽ diễn ra.
Quá trình tuyển dụng nhân sự là một nghiệp vụ quan trọng của các HR và có thể đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số rủi ro phổ biến trong quá trình tuyển dụng nhân sự mà các doanh nghiệp thường mắc phải:
Ví dụ minh họa: Một công ty giải trí tuyển dụng vị trí Trợ lý Giám đốc, sau buổi phỏng vấn công ty gửi email hẹn ngày vào làm và tiến hành từ chối các ứng viên khác cho vị trí này. Nhưng đến ngày nhận việc ứng viên đó lại từ chối gây mất thời gian, nguồn lực và ảnh hưởng đến hiệu suất tuyển dụng.
Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp cần nắm vững các tiêu chí tuyển dụng, đảm bảo quy trình đánh giá công bằng, chính xác. Đồng thời, HR cần nắm rõ một số lưu ý khi tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự như:
5.1 Đưa ra quy trình tuyển dụng chi tiết
Nhà tuyển dụng cần lên kế hoạch, thiết lập quy trình tuyển dụng chi tiết từ bước xác định nhu cầu tuyển dụng đến thông báo kết quả và tiến hành Onboarding. Một quy trình rõ ràng, có sự chuẩn bị giúp đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc tuyển dụng nhân sự.
5.2 Mô tả công việc rõ ràng và chi tiết
Đảm bảo rằng bản mô tả công việc được viết một cách rõ ràng và chi tiết với sự tham gia của các bộ phận liên quan. Một bản mô tả đầy đủ cần nêu rõ yêu cầu công việc, kỹ năng, trách nhiệm và quyền hạn của vị trí tuyển dụng. Từ đó giúp nhà tuyển dụng thu hút được những ứng viên phù hợp và đảm bảo ứng viên hiểu rõ vị trí công việc.
5.3 Tuyển dụng nội bộ trước khi tìm kiếm bên ngoài
Doanh nghiệp nên xem xét ưu tiên tuyển dụng nội bộ trước khi mở rộng tìm kiếm ứng viên bên ngoài. Bởi nhân viên hiện tại có thể đã có kiến thức về tổ chức và chính sách ưu tiên nội bộ sẽ giúp tạo động lực và cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Đồng thời tiết kiệm thời gian và nguồn lực tìm kiếm ứng viên bên ngoài
5.4 Chọn lọc hồ sơ ứng viên cẩn thận và chính xác
Thực hiện quá trình chọn lọc hồ sơ ứng viên một cách cẩn thận và chính xác (nên sử dụng phần mềm hỗ trợ quá trình tuyển dụng). Đánh giá các yếu tố quan trọng như kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn và sự phù hợp với yêu cầu công việc. Lưu ý tìm hiểu về ứng viên qua việc kiểm tra tham chiếu và phỏng vấn trực tiếp để có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng và tính cách của họ.
5.5 Dùng nền tảng công nghệ để tuyển dụng
Sử dụng phần mềm quản lý quy trình tuyển dụng là một giải pháp hoàn hảo khắc phục tất cả các rủi ro trong quá trình tuyển dụng. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa quy trình tuyển dụng, quản lý hồ sơ ứng viên, lên lịch phỏng vấn và cung cấp dữ liệu phân tích để đưa ra quyết định tuyển dụng thông minh.
Theo 1offfce.vn