-
- Assign a menu in Theme Options > Menus WooCommerce not Found
- Newsletter
(Kindnessgroup.vn) – Bạn chuẩn bị phải lên kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp của mình? Bạn muốn tham khảo và tìm kiếm những mẫu kế hoạch truyền thông chuyên nghiệp và bài bản nhất? Trong bài viết dưới đây, Kindnessgroup sẽ chia sẻ đến bạn 6 mẫu kế hoạch truyền thông chi tiết từ A – Z. Tham khảo ngay!
Chiến dịch truyền thông muốn đạt hiệu quả cao nhất định phải xây dựng kế hoạch CHI TIẾT – RÕ RÀNG – KHẢ THI. Về cơ bản, một kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp có cấu trúc như sau:
Trong tất các các mẫu kế hoạch truyền thông đều cần có các bước xác định mục tiêu. Khi đó, mọi hoạt động được xây dựng và triển khai dựa vào mục tiêu truyền thông đã xác định theo một thể thống nhất.
Mục tiêu (goal) là một kết quả cụ thể mà người ta mong muốn đạt được, một hành động cụ thể và có thể đo lường được. Mục tiêu thường là các bước nhỏ để tiến tới đạt được mục đích lớn hơn. Có rất nhiều cách xác định mục tiêu khác nhau. Trong đó, các xác định phổ biến nhất hiện nay là xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART:
Ví dụ: Tăng 15% lượt tương tác và chia sẻ bài viết trên trang Facebook chính thức của Sữa non trong vòng 3 tháng. Trong đó:
*Lưu ý: Mục tiêu truyền thông khác với mục tiêu kinh doanh. Mục tiêu truyền thông thường không đảm bảo về khả năng gia tăng doanh thu của công ty như mục tiêu kinh doanh.
Đối tượng truyền thông là những người/ nhóm người mà doanh nghiệp hướng đến để truyền tải các thông tin truyền thông. Đó có thể là tập khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, đối tác, công chúng nói chung,… Điều doanh nghiệp cần làm là xác định rõ chân dung đối tượng truyền thông để hiểu hơn về họ, triển khai tốt các hoạt động truyền thông đúng hướng, đúng mục tiêu.
Dưới đây là một số cách xác định đối tượng truyền thông được nhiều doanh nghiệp ứng dụng:
Ví dụ: Đối tượng truyền thông của Vinamilk trong chiến dịch truyền thông “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam” vào năm 2016 là những người trưởng thành, độ tuổi 25-45, quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Tập trung vào khu vực đô thị và thành phố, bao gồm cả tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp hơn.
Chiến lược truyền thông là bản kế hoạch chi tiết giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả. Tại đó, các hoạt động sẽ được thể hiện đầy đủ theo từng hạng mục như:
Công tác chi tiết hóa các hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai kế hoạch truyền thông của mình hơn.
Ví dụ: Doanh nghiệp xây dựng chương trình truyền thông để thu hút khách hàng và tăng lưu lượng truy cập vào trang web của công ty. Mục tiêu: tăng trưởng 20% doanh số bán hàng trực tuyến trong tháng 6.
Thông điệp truyền thông hiểu đơn giản là một câu hoặc cụm từ mà doanh nghiệp mong muốn đem tới đối tượng truyền thông. Thông điệp này nhằm gây chú ý cũng như khắc sâu trong tâm trí đến đối tượng truyền thông.
Doanh nghiệp có thể đặt thông điệp truyền thông theo các loại như:
Ví dụ: Thông điệp “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk sử dụng thuộc loại thông điệp theo mục đích. Thông điệp hướng đến mục tiêu khuyến khích và truyền cảm hứng cho người tiêu dùng Việt Nam. Hay chính là mong muốn của Vinamilk trong việc xây dựng hình ảnh của mình như một doanh nghiệp gắn kết với sự phát triển của Việt Nam và đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đồng thời, trong quá trình lựa chọn thông điệp truyền thông, doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Ví dụ: Thông điệp “Vươn cao Việt Nam” được Vinamilk sử dụng trong chiến dịch quảng cáo của mình đã để lại nhiều thành công lớn cho nhờ đảm bảo các tiêu chí:
Chiến thuật thực thi là cách thức /phương pháp cụ thể để doanh nghiệp thực hiện chiến lược và đạt được các mục tiêu. Thông thường, các chiến thuật thực thi sẽ bao gồm các yếu tố sau:
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chủ quan chỉ lên chiến thuật thực thi trong giai đoạn trước và trong kế hoạch truyền thông. Điều này dẫn tới nhiều cản trở trong hoạt động phát huy sức mạnh của hoạt động truyền thông sau sự kiện. Chính vì vậy chiến thuật thực thi cần được xây dựng một cách tổng thể và đồng bộ. Có như vậy hiệu quả của hoạt động truyền thông mới đạt hiệu quả cao nhất.
Việc phân bổ các khoảng thời gian triển khai, thời gian thực hiện chi tiết, người thực hiện, deadline,… là điều bắt buộc cần phải có trong chiến thuật thực thi. Đảm bảo giao đúng người – đúng việc. Tránh các tình trạng chồng chéo công việc, thiếu sót hoặc chậm trễ.
Tìm hiểu tính năng WORKPLACE 1OFFICE – Công cụ giao tiếp nội bộ hiệu quả
Bên cạnh kế hoạch truyền thông chủ đạo, doanh nghiệp cũng cần đưa ra ít nhất 1-2 phương án dự phòng rủi ro. Bởi sẽ không ai có thể khẳng định rằng hoạt động truyền thông sẽ diễn ra thành công 100% ngay từ khi nó chỉ đang ở trên kế hoạch.
Dự phòng rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ được các hoạt động của mình. Từ đó có những phương án ứng phó kịp thời, đảm bảo thực hiện mục tiêu chung. Doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình sau để dự phòng rủi ro trong các hoạt động truyền thông:
Chẳng hạn như: Doanh nghiệp dự kiến tổ chức một hoạt động truyền thông ngoài trời ngày 20/06 tại khu vực A. Tuy nhiên, dự báo thời tiết cho thấy vẫn có khoảng 30% trời sẽ mưa. Do đó, doanh nghiệp cần phải lường trước được tình huống nếu trời mưa để đưa ra các phương án khác: sử dụng bạt che ngoài trời, lựa chọn địa điểm tổ chức kết hợp giữa trong nhà và ngoài trời,…
Dự trù chi phí là những ước tính các khoản chi tiêu cần thiết để triển khai kế hoạch truyền thông. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt dòng tiền, đầu tư hợp lý những hạng mục trong kế hoạch và xóa bỏ các tình trạng:
Tùy thuộc vào mục đích và phạm vi của chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp sẽ có những khoản dự trù chi phí khác nhau. Dưới đây là một số loại dự trù chi phí phổ biến trong hoạt động truyền thông:
Muốn lập dự trù chi phí cho kế hoạch truyền thông, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định công cụ truyền thông phù hợp với mục tiêu.
Bước 2: Nghiên cứu và tham khảo giá cả từ các nguồn tin uy tín.
Bước 3: Xây dựng một ngân sách tổng thể cho hoạt động truyền thông.
Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh ngân sách dựa trên hiệu quả và nhu cầu.
Bước 5: Lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động truyền thông.
Bảng dự trù kinh phí cần phải được thống kê rõ ràng và chi tiết theo từng hạng mục của hàng hóa và dịch vụ sẽ chi trong chiến dịch. Một số hạng mục cần có trong bảng dự trù chi phí như: stt, tên hạng mục, số lượng, đơn giá, thành viên, ghi chú, đơn vị cung cấp, ghi chú,..
Đánh giá hiệu quả của kế hoạch là bước cuối cùng khi xây dựng kế hoạch truyền thông. Doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chí để đánh giá, đo lường kết quả cũng như tính khả thi của kế hoạch. Các tiêu chí đó là:
Hoạt động đánh giá hiệu quả không chỉ thực hiện khi kết thúc chương trình truyền thông mà nó sẽ xuyên suốt quá trình TRƯỚC – TRONG – SAU. Mọi hoạt động đều được quản lý và đánh giá tức thời để có những phương án thích hợp hoặc rút kinh nghiệm cho những lần sau đó.
Trong nội dung dưới đây, 1Office sẽ chia sẻ đến bạn đọc 6 mẫu kế hoạch truyền thông chi tiết từ A – Z. Tham khảo ngay!
Các kế hoạch truyền thông sự kiện được thiết lập phục vụ tổ chức các hoạt động truyền thông liên quan đến sự kiện. Mục tiêu của hoạt động nhằm xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu nâng cao sự nhận thức, tương tác của công chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu. Một mẫu kế hoạch truyền thông sự kiện thường bao gồm các phần sau:
Mục đích của kế hoạch truyền thông thương hiệu là xây dựng và quảng bá hình ảnh tích cực của thương hiệu, tăng tương tác khách hàng, tạo lòng tin và lòng trung thành, và đạt được thành công và phát triển cho thương hiệu.
Bạn đọc tham khảo ngay mẫu kế hoạch truyền thông thương hiệu theo các hạng mục sau:
Kế hoạch truyền thông nội bộ sử dụng nhiều trong việc nâng cao mối quan hệ, xây dựng môi trường, xây dựng văn hóa tổ chức, tăng hiệu suất làm việc. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ:
Xây dựng môi trường giao tiếp chất lượng và liên tục trong doanh nghiệp.
Chia sẻ thông tin quan trọng và thông điệp về chiến lược, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp.
Tạo sự đồng thuận và cam kết với sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.
Các thành viên trong doanh nghiệp: nhân viên, quản lý, bộ phận khác nhau.
Email, tin nhắn nội bộ, hệ thống thông báo trong công ty.
Intranet (mạng nội bộ), diễn đàn trực tuyến, ứng dụng nội bộ.
Cuộc họp, buổi giao lưu, hội nghị nội bộ.
Xác định thời gian và tần suất thông báo, gửi tin nhắn hoặc tổ chức các sự kiện truyền thông nội bộ.
Định kỳ tổ chức cuộc họp, buổi giao lưu hoặc hội nghị nội bộ.
Xác định nhân lực, công cụ và kỹ năng cần thiết để triển khai kế hoạch truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp.
Đánh giá ngân sách để tạo nội dung, phát triển ứng dụng và duy trì hệ thống truyền thông nội bộ.
Thiết lập các chỉ số đo lường như độ tham gia, lượt xem, phản hồi từ CBCNV.
Đánh giá kết quả và điều chỉnh kế hoạch truyền thông nội bộ dựa trên phản hồi và dữ liệu đo lường.
Kế hoạch truyền thông Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tăng nhận thức và quan tâm của khách hàng, tạo hình ảnh tích cực. Tất cả các hoạt động trên đều hướng đến mục đích tăng trưởng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để lập mẫu kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả nhất? Bạn đọc tham khảo ngay mẫu kế hoạch truyền thông Marketing sau:
Tăng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Tạo quan tâm và tương tác của khách hàng tiềm năng.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại.
Khách hàng tiềm năng và hiện tại.
Đối tác và đại lý.
Cộng đồng trực tuyến và truyền thông.
Quảng cáo truyền thống: báo chí, truyền hình, đài phát thanh.
Truyền thông số: mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing.
Sự kiện: triển lãm, buổi hội thảo, gặp gỡ khách hàng.
Xác định thông điệp truyền thông và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Đặt ra kế hoạch sử dụng các phương tiện truyền thông phù hợp để đạt được mục tiêu truyền thông.
Tạo nội dung sáng tạo và thu hút để tương tác với khách hàng.
Xác định thời gian và tần suất phát hành quảng cáo, gửi email, hoặc tổ chức sự kiện.
Định kỳ cập nhật nội dung trên mạng xã hội và website.
Xác định nguồn lực (nhân lực, công cụ, đối tác) cần thiết để triển khai kế hoạch truyền thông Marketing.
Đánh giá và phân bổ ngân sách cho quảng cáo, truyền thông số và sự kiện.
Thiết lập các chỉ số đo lường như lượt tương tác trên mạng xã hội, lượng truy cập website, tăng trưởng doanh số.
Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông Marketing và điều chỉnh kế hoạch dựa trên kết quả đo lường.
Truyền thông sản phẩm mới giúp quảng bá, xây dựng hình ảnh và thu hút sự chú ý của khách hàng về sản phẩm. Với sản phẩm mới, các mẫu truyền thông sẽ có những hạng mục sau:
Kế hoạch truyền thông online có thể được tổ chức tổng thể hay chỉ truyền thông trong một phạm vi nhất định. Ở nội dung bài viết này, 1Office sẽ chia sẻ với bạn mẫu kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội (TikTok, Facebook, Zalo, Email) chi tiết trong hình dưới.
Tại đó, mẫu kế hoạch truyền thông online sẽ bao gồm 5 sheet chính sau:
Bên cạnh tham khảo các mẫu kế hoạch, doanh nghiệp không thể bỏ qua sử dụng mô hình SMCRFN khi xây dựng các kế hoạch truyền thông. Đây là nền tảng giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ thành công của kế hoạch.
Mô hình SMCRFN bao gồm các yếu tố sau:
Trong quá trình triển khai kế hoạch, nhiều doanh nghiệp thường xuyên rơi vào tình trạng mất kiểm soát, không nắm bắt được tiến độ công việc. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình điều phối và quản lý kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp cần lưu ý:
Trong quá trình điều phối và quản lý kế hoạch truyền thông, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong vấn đề quản lý bằng các phương pháp thủ công. Việc trao đổi thông tin qua nhiều nhóm chat khác nhau, các file dữ liệu phân tán từ nhiều nguồn, tiến độ công việc báo cáo rời rạc theo từng cá nhân,… dẫn tới tình trạng tốn kém thời gian và công sức. Nhà quản lý khó có thể có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất khi triển khai kế hoạch.
Chính vì những bất tiện này, tính năng quản lý công việc đã được 1Office nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp quản lý công việc và giám sát tiến độ dự án dễ dàng. Đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn đã tin dùng tính năng này của 1Office bởi khả năng: