TẬP ĐOÀN KINDNESS GROUP

EN VI

Bối cảnh kinh tế vĩ mô và triển vọng đầu tư giai đoạn 2023 – 2025

1.Bối cảnh quốc tế

(Kindnessgroup.vn)Năm 2020, kinh tế toàn cầu suy giảm –3,1%, trong đó hầu hết các nước rơi vào suy thoái do chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. Bước sang năm 2021, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ trở lại (+6,2%) và đà phục hồi tiếp tục trong 2 tháng đầu năm 2022 khi hầu hết các nước dần mở cửa nền kinh tế.

Tuy nhiên, khủng hoảng tại Ukraina từ cuối tháng 2/2022 đến nay và dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, đến các chuỗi sản xuất, cung ứng, làm tăng giá hàng hóa toàn cầu, đe dọa ổn định vĩ mô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đà phục hồi của kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, lạm phát tăng mạnh tại hầu hết các nước và việc đồng USD tăng giá so với đa số đồng tiền khác buộc NHTW các nước phải liên tục tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều năm nhằm kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, sự suy yếu của các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, EU, Trung Quốc, cũng làm suy giảm sức cầu thế giới, kéo theo sự đình trệ của khu vực sản xuất. Hệ quả là, Chính phủ và NHTW ở hầu hết các nước đã buộc phải thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất nhanh nhằm đối phó với lạm phát; khiến kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 3,4% năm 2022 và được dự báo sẽ giảm đà tăng trưởng, trong đó một số nền kinh tế có thể suy thoái nhẹ năm 2023.

Về triển vọng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2023-2025, các tổ chức quốc tế (như WB, IMF, ADB, OECD…) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2022 và không đồng đều giữa các nền kinh tế (chi tiết tại bảng). Kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng khoảng 2,9% năm 2023 (giảm so với mức 6,2% năm 2021 và 3,4% năm 2022), và chỉ hồi phục dần từ năm 2024-2025, ở mức khoảng 3,1%. Đà hồi phục vẫn phụ thuộc lớn vào sự hồi phục của các nền kinh tế hàng đầu và sự ổn định của thị trường tài chính quốc tế. Trong khi đó, lạm phát tại hầu hết các nước trên thế giới dần hạ nhiệt sau khi đạt mức đỉnh hồi quý III/2022, giảm dần từ mức khoảng 8-9% năm 2022 xuống còn 6,6% năm 2023 và 4,3% năm 2024.

Bảng 1: Tăng trưởng và lạm phát toàn cầu và một số nước 2021-2024  (%, yoy)

Chỉ tiêu 2021 2022 (Ước tính) 2023 (Dự báo) 2024 (Dự báo)
Tăng trưởng kinh tế      
Toàn cầu 6,2 3,4 2,9 3,1
Các nước phát triển 5,4 2,7 1,2 1,4
Mỹ 5,9 2,0 1,4 1,0
EU 5,3 3,5 0,7 1,6
Đức 2,6 1,9 0,1 1,4
Pháp 6,8 2,6 0,7 1,6
Ý 6,7 3,9 0,6 0,9
Nhật Bản 2,1 1,4 1,8 0,9
Anh 7,6 4,1 -0,6 0,9
Các nước mới nổi và đang phát triển 6,7 3,9 4,0 4,2
Trung Quốc 8,4 3,0 5,2 4,5
Ấn Độ 8,7 6,8 6,1 6,8
Nga 4,7 -2,2 0,3 2,1
Brazil 5,0 3,1 1,2 1,5
Nam Phi 4,9 2,6 1,2 1,3
ASEAN-5 3,8 5,2 4,3 4,7
Lạm phát
Toàn cầu 4,7 8,8 6,6 4,3
Nền kinh tế phát triển 3,1 7,3 4,6 2,6
Các nước mới nổi và đang phát triển 5,9 9,9 8,1 5,5

Nguồn: IMF (1/2023).

Giai đoạn 2023-2025, kinh tế toàn cầu dự báo vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, gồm: (i) khủng hoảng tại Ukraina dai dẳng, kéo dài và khó đoán định; (ii) lạm phát cao, khó kiểm soát do giá hàng hóa biến động mạnh và đứng ở mức cao; (iii) thị trường tài chính quốc tế, thị trường ngoại hối biến động mạnh do NHTW các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ; trong khi đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể bị tác động mạnh, thậm chí đối mặt với rủi ro đổ vỡ, phá sản…; (iv) 3 đầu tàu kinh tế (Mỹ, EU và Trung Quốc) đều tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 (có thể hồi phục dần từ năm 2024); (v) các tranh chấp, căng thẳng thương mại, công nghệ giữa các nước có dấu hiệu tăng trở lại thời kỳ hậu Covid,…

2. Bối cảnh vĩ mô Việt Nam 

Năm 2022, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, Chính phủ và DN Việt Nam đã nỗ lực và thu được một số kết quả tích cực(i) Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn của nền kinh tế; nỗ lực và quyết liệt thúc đẩy đầu tư công ngay từ đầu năm; quyết liệt kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để mở cửa mọi hoạt động kinh tế xã hội từ tháng 3/2022, các hoạt động kinh tế xã hội được diễn ra thông suốt; (ii) Sản xuất, đầu tư và tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng tốt, giúp tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02% – là mức cao nhất trong 25 năm qua; lạm phát được kiểm soát trong mục tiêu, ở mức 3,15%(iii) Hoạt động bán lẻ tiếp tục phục hồi mạnh, cả năm tăng gần 20%; (iv) Xuất, nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng tích cực, cán cân thương mại thặng dư 11,2 tỷ USD, góp phần hỗ trợ ổn định tỷ giá và các cân đối vĩ mô khác; (v) Giải ngân FDI tiếp tục khả quan, đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5%; (vi) Thu-chi ngân sách đạt kết quả tích cực nhờ kinh tế phục hồi; (vii) Lãi suất và tỷ giá tăng song vẫn trong tầm kiểm soát; (viii) Hoạt động DN tiếp tục đà phục hồi và có nhiều tín hiệu khởi sắc, nhờ các hoạt động kinh tế – xã hội được mở rộng; dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khi lãi suất, tỷ giá tăng; khả năng tiếp cận vốn khó hơn… và nhu cầu bên ngoài suy giảm.

Hình 1: Top 10 nhà đầu tư FDI tại Việt Nam

(luỹ kế đến hết tháng 11/2022)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Bảng 2: Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022

Nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê.

Tuy nhiên, trong năm 2022, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn lớn và còn kéo dài sang năm 2023. Cụ thể, (i) môi trường quốc tế kém thuận lợi; kinh tế toàn cầu và nhiều nước/khu vực, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể rơi vào suy thoái hoặc suy giảm tăng trưởng; (ii) giải ngân đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia dù đã cải thiện song vẫn còn chậm; (iii) áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất ngày càng tăng; (iv) rủi ro nợ xấu tiềm ẩn; (v) một số động lực cho tăng trưởng kinh tế (xuất khẩu, sản xuất công nghiệp) có dấu hiệu chững lại từ quý IV/2022 khi các điều kiện kinh doanh xấu đi và nhu cầu thế giới suy giảm.

Bảng 3: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 – 2022 và dự báo năm 2023

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

Về triển vọng, năm 2023 được dự báo tiếp tục là một năm thách thức nhiều hơn cơ hội đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính, bất động sản Việt Nam nói riêng. Bên cạnh rủi ro từ bên ngoài, thách thức nội tại của kinh tế Việt Nam do khó khăn chung của kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập của DN và người dân có xu hướng khó khăn hơn. Cụ thể,  một số quốc gia/khu vực, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể rơi vào suy thoái nhẹ, làm giảm lực cầu xuất khẩu có thể dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng; áp lực lạm phát, tỷ giá gia tăng, lãi suất ở mức cao vẫn là thách thức lớn trong năm 2023; nợ xấu tiềm ẩn có thể gia tăng trong thời gian tới,… Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2023 được dự báo tăng trưởng khá (6 – 6,5%) – thấp hơn so với mức 8% năm 2022, lạm phát được kiểm soát ở mức 4 – 4,5% – là mức thấp so với nhiều nước, tình hình sản xuất – kinh doanh, khả năng sinh lời của DN cũng tương đối khả quan; môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được chú trọng cải thiện; niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước vào triển vọng kinh tế Việt Nam tiếp tục được củng cố, nâng cao.

Hình 2: Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2023 (%)

Nguồn: Ban Nghiên cứu Tổng hợp, CIEM.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2023-2025 dự báo ở mức khá 6-6,5%/năm và giai đoạn 2026-2030 được dự báo có thể đạt được mức cao hơn, khoảng 6,5-7% nếu Việt Nam tiếp tục quyết liệt cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng đạt kết quả tốt hơn. Tại Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/4/2020 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, Chính phủ cũng khẳng định quyết tâm duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này ở mức 7%/năm. Theoonehousing.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Chat Zalo facebook